Với đa số tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua việc nâng hạn visa điện tử lên 90 ngày. Cùng với đó, nâng thời hạn tạm trú đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày.
Chính sách mới về visa Việt Nam cho người nước ngoài có hiệu lực trong thời gian tới
Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định mới về cấp thị thực cho người nước ngoài có những thay đổi quan trọng trong chính sách xuất nhập cảnh của Việt Nam trong nhiều năm qua. Các nội dung mới liên quân đến thị thực cho người nước ngoài dự kiến sẽ tạo bước đột phá cho phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung với các vấn đề.
1. Việt Nam cấp thị thực điện tử (Evisa Việt Nam) cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ.
Theo quy định hiện hành, công dân 80 nước được cấp e-visa khi làm thủ tục xuất, nhập cảnh tại Việt Nam là "chưa tương xứng" với nhu cầu của khách nước ngoài và thu hút đầu tư, du lịch của Việt Nam (thế giới 258 quốc gia, vùng lãnh thổ). Chính vì vậy việc mở rộng diện cấp evisa tạo thuận lợi lớn cho việc đơn giản thủ tục hành chính và phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện tại đây là một thay đổi quan trọng trong lần sửa đổi quy định pháp luật lần này.
2. Việt Nam kéo dài hạn visa điện tử từ không quá 30 ngày lên 90 ngày (loại visa 3 tháng), có giá trị một lần hoặc nhiều lần;
Hiện tại evisa chỉ có thời hạn không quá 30 ngày (1 tháng) và chỉ có giá trị xuất nhập cảnh Việt Nam một lần đã gây bất tiện một số trường hợp người nước ngoài muốn có nhu cầu thường xuyến đến Việt Nam với các mục đích du lịch, đầu tư, hội họp...... trong một khoảng thời gian cố định. Với quy định mới này tạo thuận lợi cho người nước ngoài thường xuyên có công việc tại Việt Nam. Từ đây giảm chi phí và thời gian làm thủ tục đáng kể cho người nước ngoài và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam
Theo đó, luật nêu rõ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, thị thực (visa) có giá trị một lần hoặc nhiều lần.
Với thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày. Thị thực ký hiệu HN, DL, EV có thời hạn không quá 90 ngày. Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 180 ngày. Thị thực ký hiệu HN (cấp cho người vào dự hội thảo, hội nghị tại Việt Nam), DL (cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch), EV (visa điện tử) có thời hạn không quá 90 ngày.
Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT có thời hạn không quá 1 năm.
3. Việt Nam kéo dài thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.
Từ ngày 15/03/2022 theo Nghị Quyết số 32/NQ-CP Việt Nam thực hiện việc miễn thị thực cho công dân các nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, Italya, Tây Ban Nha, Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Bê -la- rút với thời hạn không quá 15 ngày mỗi lần nhập cảnh Việt Nam. Theo quy định mới sẽ tăng lên 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam
Với đề xuất nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày phù hợp với tình hình thực tế hiện nay khi nhu cầu vào Việt Nam dài ngày tăng lên, nhất là đối với nhà đầu tư, khách du lịch.
Quy định 45 ngày cũng chỉ ở mức trung bình của các nước trong khu vực, đơn cử như Singapore 30-90 ngày; Malaysia là 14-90 ngày; Myanmar 28-70 ngày; Philippines 30-59 ngày; Thái Lan 45 ngày; Indonesia tối đa 30 ngày; Campuchia 14-30 ngày.
Việc sửa đổi bổ sung Luật quy định về thị thực như trên là cần thiết để nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; góp phần phục hồi phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid và nền kinh tế giai đoạn có xư hướng suy thoái trong đó về kinh tế Việt Nam có những khó khăn nhất định.
Nguồn: Aviva Residences tổng hợp